TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

HANOI UNIVERSITY OF PUBLIC HEALTH

Hội thảo: “Nhu cầu đào tạo và nghiên cứu về các khía cạnh tâm lý/tâm thần trong thảm họa”

 

Nhằm tăng cường nhận thức và xây dựng mạng lưới về đáp ứng tâm lý trong thảm họa, Đại sứ quán Na Uy tại Hà Nội phối hợp với trường Đại học Y tế công cộng đã tổ chức hai hội thảo vào ngày 16 và 17 tháng 2 năm 2012 về “Các khía cạnh tâm lý trong chuẩn bị sẵn sàng đáp ứng với thảm họa” và “Can thiệp tâm lý sớm cho nạn nhân, người nhà và cán bộ cứu trợ trong thảm họa: làm gì và làm như thế nào?”. Tiếp nối thành công của 2 hội thảo này và nhằm xác định các chủ đề ưu tiên cho nghiên cứu và đào tạo về lĩnh vực hỗ trợ tâm lý/tâm thần trong thảm họa, giúp xây dựng kế hoạch trung và dài hạn, ngày 5/10/2012 đại sứ quán Na Uy phối hợp với trường Đại học Y tế công cộng tổ chức hội thảo về “Nhu cầu đào tạo và nghiên cứu về các khía cạnh tâm lý/tâm thần trong thảm họa”. Tới dự Hội thảo có bà Ragnhild Dybdahl Phó Đại sứ Hoàng gia Na Uy tại Việt Nam, GS.TS Lê Vũ Anh, Hiệu trưởng Trường Đại học Y tế công cộng và 25-30 đại diện của các bộ ngành liên quan, tổ chức UN, các tổ chức phi chính phủ, trường đại học và viện nghiên cứu tham gia thảo luận và đóng góp ý kiến.

 

 

 

Hiện nay, Việt Nam là một trong những nước bị tác động lớn nhất của biến đổi khí hậu và mực nước biển dâng, trong khi lĩnh vực nghiên cứu và đào tạo về các khía cạnh tâm lý/tâm thần trong thảm họa vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Na Uy hiện đang tham gia tích cực vào các hoạt động nhân đạo và chương trình nghị sự giảm nguy cơ của thảm họa. Dự phòng và đáp ứng tốt với thảm họa là thiết yếu để giảm các tổn thất về người và của cũng như hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực tới các nỗ lực giảm đói nghèo tại nhiều quốc gia. Trong chính sách nhân đạo của Na Uy, thích ứng với biến đổi khí hậu và đáp ứng với thảm họa là các khía cạnh quan trọng. Can thiệp tâm lý là nội dung được quan tâm trong các đáp ứng ngắn hạn và dài hạn với thảm họa, đặc biệt tập trung vào các nhóm nguy cơ cao như trẻ em, phụ nữ, người dân tộc thiểu số v.v. Cùng với hoạt động hỗ trợ nơi ở tạm thời, thực phẩm, nước uống và chăm sóc y tế thì phục hồi tâm lý được xem là một trong những nội dung chính của các nỗ lực cứu trợ trong và sau thảm họa.

 

(BT)


 

 

 

 

  

 

 

Share