TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

HANOI UNIVERSITY OF PUBLIC HEALTH

Diễn đàn đối thoại: Bệnh không truyền nhiễm, truyền nhiễm và liên quan đến môi trường tại Việt Nam

Diễn đàn đối thoại

Bệnh không truyền nhiễm, truyền nhiễm và liên quan đến môi trường: Thách thức và cơ hội cho nghiên cứu và can thiệp tại Việt Nam

Ngày 24-25 tháng 3 năm 2015

Địa điểm: Khách sạn Pullman, 40 Cát Linh, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội, Việt Nam.

ĐT: 04-3733 0688 – Fax: 04-3733 0888

Đơn vị tổ chức: Trường Đại học Y tế công cộng (HSPH), Viện Y tế công cộng và nhiệt đới Thụy Sỹ (Swiss TPH) và Quỹ Novartis (NF).

Tại Việt Nam hiện nay, giống như nhiều quốc gia có thu nhập thấp trước đây, trong khi các bệnh truyền nhiễm vẫn đang là thách thức đối với ngành Y tế công cộng thì các bệnh không truyền nhiễm đã xuất hiện. Quá trình đô thị hóa ngày càng nhanh với áp lực về chất lượng môi trường là một trong những nhân tố của quá trình chuyển dịch các yếu tố dịch tễ.  Báo cáo về gánh nặng bệnh tật của Việt Nam đã xếp hạng bệnh đột quỵ, bệnh nhồi máu cơ tim, ung thư gan và bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính là 4 nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong, trong tổng số trên 150.000 ca tử vong mỗi năm. Đứng thứ 3 trong số các yếu tố gây ra gánh nặng bệnh tật tại Việt Nam, sau nguy cơ do chế độ ăn uống và thuốc lá, là ô nhiễm không khí môi trường và tại hộ gia đình. Tại Việt nam, với tỉ suất 78 ca bệnh trên 100.000 dân thì tỷ lệ mắc bệnh sốt xuất huyết đang tăng lên đều đặn và trở thành một bệnh truyền nhiễm qua vecto quan trọng, gây ra 70.000 ca hàng năm. Các bệnh truyền nhiễm tái nổi và mới như bệnh cúm gia cầm H5N1, dịch cúm, dịch tả, bệnh chân tay miệng, bệnh sởi và bệnh dại có ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cộng đồng tại Việt Nam.

Ảnh: Vấn nạn ô nhiễm không khí đòi hỏi sự nỗ lực và phối hợp hành động của cả thế giới (Nguồn Internet)

Khi xem xét các thách thức này theo phương pháp tiếp cận hệ thống, chúng ta phải nhấn mạnh rằng kiến thức hiện có về sự tương tác của các yếu tố truyền nhiễm, không truyên nhiễm và các yếu tố liên quan đến môi trường trong cơ chế và tiến trình gây bệnh còn nghèo nàn. Quan niệm chung cho thấy người nghèo lại là những người chịu thiệt thòi nhất do những căn bệnh của người nghèo (diseases of poverty), mà ngày nay những bệnh này còn phát triển thành những bệnh mãn tính, để lại những hậu quả tai hại về kinh tế cho người bệnh và gia đình họ. Rõ ràng cần phải triển khai các nghiên cứu và đánh giá chuyên sâu để hỗ trợ cho việc đưa ra các quyết định hành động dựa trên nhu cầu và bằng chứng trong nâng cao sức khỏe và lập kế hoạch chiến lược dự phòng và phát triển hệ thống y tế.

Trong khuôn khổ hợp tác giữa các đối tác bao gồm trường Đại học Y tế công cộng, Viện Y tế công cộng và nhiệt đới Thụy Sỹ và quỹ Novartis, diễn đàn được tổ chức tại Hà Nội để lập kế hoạch ưu tiên cho các bước tiếp theo liên quan đến nghiên cứu, can thiệp và dự phòng. Diễn đàn là cơ hội gặp gỡ giữa các bên liên quan để thảo luận, xác định và đặt ưu tiên cho những vấn đề quan trọng của y tế công cộng trong lĩnh vực bệnh không truyền nhiễm, bệnh truyền nhiễm, và các bệnh liên quan đến môi trường. Chương trình này có sự tham gia  của chuyên gia, chia sẻ những kinh nghiệm tốt nhất và thảo luận ở các phiên toàn thể và các nhóm làm việc song song.

Người liên hệ:

TS. Nguyễn Việt Hùng

Trung tâm Nghiên cứu Y tế công cộng và Hệ sinh thái (CENPHER), Trường Đại học Y tế công cộng, 138, Giảng Võ, Ba Đình, Hà Nội, ĐT: (+84) 4.62733162, Fax: (+84) 4.62733172, Email: nvh@huph.edu.vn

Share